Không thể phủ nhận đặc điểm nổi bật của mô hình trường học mới là đem các hoạt động và ý thức tự giác của học sinh lên làm trung tâm của việc học. Giáo viên với vai trò là người hướng dẫn học, quan tâm đến sự khác biệt trong việc tiếp thu kiến thức của học sinh.
Năm học 2016 – 2017 là năm đầu tiên trường Tiểu học Đăng Srõn – Ninh Gia – Đức Trọng – Lâm Đồng tham gia dạy học theo mô hình trường học mới áp dụng cho học sinh khối 2 và khối 3. Ngaytừ những ngày đầu tiên áp dụng dạy học theo mô hình mới, chúng tôi cũng gặp không ít khó khăn và trở ngại cho cả bản thân giáo viên và học sinh. Bởi thực tế việc vận dụng phương pháp lấy học sinh làm trung tâm ít nhiều giáo viên cũng đã thực hiện được, nhưng để có hiệu quả thực sự theo mục tiêu của phương pháp mới thì cần vận dụng một cách linh hoạt, tích cực hơn nữa. Những buổi học đầu tiên,việc tổ chức dạy học theo mô hình VNEN của một số giáo viên còn lúng túng, sự chuẩn bị đồ dùng dạy học phải mất khá nhiều thời gian và ngay cả việc tư vấn để giải tỏa những băn khoăn, thắc mắc của phụ huynh cũng là cả một vấn đề. Một khó khăn không nhỏ nữa là học sinh dân tộc Tây Nguyên của trường chiếm hơn 80%. Do đặc điểm, thói quen, lối sống, đặc biệt là giao tiếp tiếng Việt của các em còn nhiều hạn chế nên đa số học sinh nhút nhát, thụ động, chưa mạnh dạn khi tham gia vào các hoạt động tập thể. Do đó các em càng lạ lẫm và khó khăn với cách học mới, càng khó hơn khi phải hoàn thành tốt nhiệm vụ của một thành viên trong “Hội đồng tự quản”của lớp. Những điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của việc thực hiện phương pháp dạy học lấy chính các em làm trung tâm. Hàng loạt vấn đề lớn tưởng chừng như không vượt qua nổi. Tuy nhiên, việc vận dụng mô hình trường học mới đối với nhà trường vừa làthách thức nhưng đồng thời cũng vừa là cơ hội để toàn thể Ban giám hiệu và giáo viên nhà trường thể hiện sự quyết tâm nâng cao chất lượng giáo dục và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Cũng chính vì xác định được việc thực hiện thành công, có hiệu quả mô hình dạy học mới là nhiệm vụ trọng tâm nhất đối với mỗi cá nhân và cả tập thể nói chung, ngay từ đầu năm học, tập thể trường mà tiên phong là Ban giám hiệu đã trên dưới đồng lòng xác định và sẽ thực hiện nhiệm vụ ấy với lòng quyết tâm cao nhất.Giáo viên đã mạnh dạn đổi mới phương pháp, thay đổi cách nghĩ, cách làm, vận dụng các phương pháp một cách linh hoạt, sáng tạo. Các em học sinh sau khi áp dụng mô hình thực nghiệm này cũng đã dần làm quen với nhiệm vụ của mình, biết cách phối hợp nhóm một cách hiệu quả. Mỗi nhóm đã có nền nếp tự học với tài liệu, tương tác với bạn với cô, học theo 10 bước học tập. Học sinh được phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, tinh thần hợp tác, chia sẻ trong nhóm, được rèn luyện cách học, cách tư duy theo các bước “tự học, hoạt động, trải nghiệm, hợp tác” từ đó hình thành kiến thức, kĩ năng, các phẩm chất, yếu tố khác của năng lực. Giáo viên chỉ tư vấn, hỗ trợ, tổ chức quá trình tự học của học sinh. Lối dạy học này tạo điều kiện đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học và hình thức dạy học trên cơ sở tổ chức các hoạt động phát huy tính tích cực chủ động, khả năng tự học của học sinh. Tăng khả năng thực hành, vận dụng, chú ý tính tích hợp với hoạt động phát triển ngôn ngữ của học sinh thông qua các hoạt động học tập.
Với một thời gian ngắn, qua hơn một học kỳ của năm học, các em học sinh khối 2, 3 của trường như được khoác lên mình một diện mạo mới. Sự thay đổi rõ rệt nhất có thể thấy đó là không khí học tập thân thiện, gần gũi chủ động thực sự đúng như khẩu hiệu: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Bởi mỗi ngày đến lớp, các em được vui chơi, tự khám phá kiến thức, tự rèn luyện kĩ năng và được công nhận, trân trọng những thành quả học tập mới. Các em đã biết cách tự học, tự quản, tự đánh giá mình và bạn trong nhóm. Tự giác tìm hiểu bài, chia sẻ những trải nghiệm cùng với sự trợ giúp của thầy cô và các bạn để chiếm lĩnh kiến thức mới. Những học sinh nhút nhát trước đây đã thay đổi. Các em hòa đồng và mạnh dạn hơn trong các hoạt động tự học, tự giáo dục. Ngôn ngữ giao tiếp, kiến thức gắn với thực tế được các em áp dụng một cách tự nhiên, cùng với sự tương tác của giáo viên trong bài học. Các tài liệu học tập được thầy cô cung cấp linh hoạt để các em quen dần với cách tự học, tự tra cứu thông tin theo nội dung bài học.
Song song với việc đổi mới phương pháp dạy học thì việc trang trí lớp học cũng được thực hiện một cách đồng bộ, nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh với các góc như: “Góc học tập”, là nơi để tài liệu học tập; để sách tham khảo, đồ dùng học tập; sản phẩm học HS…; “Hộp thư bè bạn”, là nơi tạo cơ hội cho các em trong lớp được chia sẻ những cảm xúc, suy nghĩ; hình thành cho học sinh những thói quen quan tâm, chia sẻ với mọi người; rèn luyện HS biết tôn trọng sự riêng tư của bạn; góp phần nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt của các em; “Điều em muốn nói”- giúp các em được bày tỏ ý kiến của mình (bày tỏ, mong muốn), đề nghị bất cứ điều gì các em muốn nói về thầy cô, bạn bè, cha mẹ, … về điều kiện học tập, sinh hoạt và các hoạt động vui chơi,… Từ đó các em có ý thức, tự giác và chủ động khi tham gia các hoạt động của chính các em; “Bảng theo dõi sĩ số”- nhằm giúp các em phát triển tính tự giác, đi học đúng giờ và có tinh thần trách nhiệm trong học tập; …
Ngoài ra, để tạo thêm sân chơi cho các lớp học theo mô hình VNEN, nhất là giúp “Hội đồng tự quản” của các lớp bổ sung thêm kiến thức và phát triển kỹ năng về công tác tự quản của lớp. Tạo cơ hội cho các em phát triển tính mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp. Đồng thời nâng cao chất lượng giảng dạy- học tập của lớp học VNEN. Qua đó, giáo dục các em tính tự giác, tinh thần trách nhiệm, tích cực, năng động, sáng tạo trong mọi hoạt động. Ngày 28/2 vừa qua, nhà trường đã tổ chức hội thi: “Giao lưu Hội đồng tự quản” cho học sinh khối 2,3. Các em đã thể hiện mình như một “nhà lãnh đạo tài ba” thực thụ, với ba phần thi đó là: chào hỏi; hiểu biết và năng khiếu.
Qua hội thi mới thấy hiệu quả thực sự từ mô hình VNEN mang lại. Thật đáng khen khi chứng kiến phần thi của một đội lớp 2. Sau khi đại diện học sinh của đội lên bốc thăm câu hỏi, sau đó em đọc to câu hỏi vừa bốc được rồi nhanh chóng xúm lại cả tổ cùng thảo luận, thống nhất ý kiến ghi ra giấy rồi đại diện đội mới đứng lên trả lời câu hỏi. Nếu ai đó bất chợt nhìn thấy cách các em thảo luận, cách các em trả lời câu hỏi có lẽ sẽ nghĩ đó là các anh chị học sinh lớn hơn chứ không thể tin đó là học sinh lớp 2, bởi tinh thần hợp tác, cách trình bày rõ ràng, mạch lạc và đầy mạnh dạn, tự tin của các
Kết thúc hội thi, các em đã nhận được nhiều lời tán dương khen thưởng của các thầy cô và các bạn trong trường. Điều lớn nhất đạt được qua hội thi đó là các em mạnh dạn hơn, kỹ năng giao tiếp tự tin hơn, năng lực cá nhân được bộc lộ và phát huy được sức mạnh của cả tập thể với tinh thần đoàn kết. Trao phần thưởng cho các em, không giấu được niềm vui, cô Hiệu trưởng chia sẻ: “ Đó là thành công của cả tập thể nhà trường đã ra sức phấn đấu và là phần thưởng xứng đáng mà các em được nhận”.
Đúng vậy, với sự quyết tâm và tinh thần trách nhiệm cao của Ban giám hiệu và giáo viên, mô hình trường học mới của nhà trường bước đầu đã đem lại hiệu quả đáng mừng. Giáo viên đã thấy được ích lợi của dạy học theo mô hình VNEN và mạnh dạn đổi mới phương pháp từ đó nâng cao được năng lực chuyên môn nghiệp vụ và kĩ năng sư phạm. Học sinh tiến bộ rất nhiều trong kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sống của học sinh cũng được phát triển và đặc biệt là đã hình thành ở các em phương pháp tự học, tự nghiên cứu tài liệu và tìm hiểu kiến thức một cách tự giác, chủ động trong học tập. Đó là mục tiêu cần đạt trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Và trên hết, có lẽ là sự trưởng thành ở tấtcả các học sinh trong các lớp. Sự trưởng thành đólà điều rất cần thiết để góp vào hành trang cho các em vững bước vào đời.
Tác giả bài viết: Trần Thị Bé
Nguồn tin: Trường TH Đăng Srõ